Báo sửa điện
Hỗ trợ 24/7 với số hotline: 1900 54 54 54
Tiếp cận điện năng

Tiếp cận điện năng

1. Thủ tục cấp điện đối với khách hàng sử dụng điện trên địa bàn TP.HCM
1.1 Thủ tục, thời gian thực hiện:
Thủ tục, thời gian thực hiện
Thủ tục Khách hàng Công ty Điện lực Quy định thực hiện Thời gian thực hiện(***)
Đăng ký yêu cầu mua điện (*) và Thỏa thuận cấp điện (**)     Khách hàng đăng ký yêu cầu mua điện đến Công ty Điện lực 3-13 ngày làm việc
Ký kết hợp đồng mua điện và lắp công tơ đo đếm     CTĐL thực hiện ký kết hợp đồng mua điện và lắp công tơ đo đếm cho khách hàng.
 
Mô tả:
(*) Hồ sơ yêu cầu khi đăng ký mua điện:
  • Giấy đề nghị mua điện;
  • Một (01) bản sao (bản chụp hình dạng file hoặc bản sao có bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực) của một trong các loại giấy tờ xác định chủ thể hợp đồng mua bán điện như: Hộ khẩu thường trú; Sổ tạm trú; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà; Quyết định phân nhà; Hợp đồng mua bán nhà; Hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 01 năm trở lên và đồng ý của chủ sở hữu; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà/đất; Hợp đồng thuê địa điểm và đồng ý của chủ sở hữu; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; Giấy phép đầu tư; Quyết định thành lập đơn vị.
  • Một (01) bản sao (bản chụp hình dạng file hoặc bản sao có bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực) của một trong các loại giấy tờ xác định mục đích sử dụng điện có liên quan đến địa điểm đăng ký mua điện đối với khách hàng ngoài sinh hoạt như: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; Giấy phép đầu tư; Quyết định thành lập đơn vị; Thông tin của doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia tại địa chỉ http://www.dangkykinhdoanh.gov.vn.
  • 01 bảng kê thiết bị điện, chế độ và công suất sử dụng điện.
(**) Thỏa thuận cấp điện:
  • Thỏa thuận cấp điện chỉ áp dụng đối với công trình khách hàng đầu tư.
(***) Thời gian thực hiện:
  • Khách hàng có nhu cầu sử dụng phụ tải từ 160KVA trở xuống: cấp điện qua lưới hạ áp , thời gian không quá 3 ngày làm việc. Trường hợp có đào đường, trồng trụ thời gian không quá 7 ngày làm việc.
1.2 Tóm lược quy trình thí điểm về cơ chế phối hợp giữa Cơ quan nhà nước và điện lực trong giải quyết các thủ tục cấp điện qua lưới trung áp:

       Ngày 17/4/2019, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 11/QĐ-UBND về Quy trình thí điểm về cơ chế phối hợp giữa Cơ quan nhà nước và Điện lực trong giải quyết các thủ tục cấp điện qua lưới trung áp có hiệu lực áp dụng từ 01/5/2019 với một số nội dung chính như sau:

  • Khách hàng có nhu cầu sử dụng điện với công suất từ 160 kVA trở xuống thì Công ty Điện lực sẽ cấp điện miễn phí qua lưới hạ áp với thời gian giải quyết trong vòng 03 ngày làm việc.
  • Khách hàng có nhu cầu sử dụng lớn hơn 160 kVA thì Công ty Điện lực cấp điện qua trạm biến áp chuyên dùng với các quy định như sau:
    • Khách hàng chỉ cần liên hệ 01 đầu mối duy nhất là “Bộ phận một cửa” của Công ty Điện lực theo địa bàn quản lý để thực hiện các thủ tục từ khi tiếp nhận yêu cầu mua điện của khách hàng đến khi ký kết hợp đồng mua bán điện và cấp điện cho khách hàng. Công ty Điện lực sẽ trực tiếp chuyển yêu cầu, hồ sơ của khách hàng đến các cơ quan nhà nước để thực hiện giải quyết các thủ tục theo quy định.
    • Quy định về trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết:
      • Công ty Điện lực thực hiện các thủ tục tiếp nhận yêu cầu cấp điện, khảo sát hiện trường và lập thủ tục thóa thuận đấu nối, gửi hồ sơ do khách hàng cung cấp đến các cơ quan nhà nước để thực hiện song song các thủ tục, phối hợp với khách hàng nghiệm thu đóng điện với tổng thời gian thực hiện không quá 03 ngày làm việc.
      • Các cơ quan nhà nước thực hiện các thủ tục: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển điện lực đối với công trình có tổng công suất > 2.000 kVA chưa có trong quy hoạch được duyệt; Chấp thuận xây dựng công trình; Cấp phép thi công; Xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường với thời gian giải quyết thủ tục của từng cơ quan là không quá 05 ngày làm việc.
1.3 Quy định được áp dụng:
2. Minh bạch giá điện
2.1 Việc truyền thông giá điện

Trong những năm qua, việc truyền thông giá điện đến khách hàng luôn được EVNHCMC quan tâm và thực hiện qua các kênh thông tin như:

  • Việc truyền thông giá bán điện được thực hiện công khai tại trụ sở các Công ty Điện lực trực thuộc EVNHCMC, website chăm sóc khách hàng, các phương tiện thông tin đại chúng và các nhân viên có giao tiếp với khách hàng tại Công ty Điện lực.
  • Gởi tin nhắn SMS qua điện thoại, qua Email,... cho khách hàng có nhu cầu, hoặc có đăng ký sử dụng dịch vụ SMS, Email.
  • Gởi thông báo cho các đơn vị truyền thông như Báo, Đài phát thanh, Kênh truyền hình, các điểm phát thanh địa phương,... để đăng tin chi tiết thông báo cho khách hàng.
  • Lập thông báo thay đổi giá điện gởi trực tiếp đến từng khách hàng trong vòng 1 tháng kể từ thời điểm thay đổi giá điện Nhà nước
  • Trực tiếp thông tin đến khách hàng qua đội ngũ điện thoại viên của Trung tâm Chăm sóc khách hàng khi khách hàng liên hệ qua số tổng đài 1900545454.
  • Thông báo cho chính quyền địa phương để truyền thông trực tiếp đến khách hàng thông qua các Tổ dân phố.
2.2 Thông tin việc điều chỉnh giá bán lẻ bình quân từ thời điểm 20/03/2019:
Theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân hàng năm, sau khi kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), giá bán điện bình quân được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện) so với thông số được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành. Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương thực hiện điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện năm 2019 như sau:
  • Bộ Công Thương đã phối hợp với Tổng Cục thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tính toán tác động của việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2019 tới các chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI) và tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP). Cụ thể: với giá điện tăng 8,36% từ ngày 20 tháng 3 năm 2019, theo tính toán của Tổng cục Thống kê thì CPI năm 2019 tăng trong khoảng 3,3% - 3,9%. Với mức tăng CPI này, việc điều chỉnh giá điện vẫn đảm bảo mục tiêu CPI năm 2019 được Quốc hội thông qua là dưới 4%.
  • Ngày 20/3/2019, Bộ Công Thương đã công bố giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện và giá bán điện cho các đơn vị bán lẻ điện theo Quyết định số 648/QĐ-BCT điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2019 được điều chỉnh với mức giá mới là 1.864,44 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng), tăng 8,36% so với mức giá bán lẻ điện bình quân thời điểm 01/12/2017 (1.720,65 đồng/kWh). Mức giá bán lẻ điện này nằm trong khung giá bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ quyết định tại Quyết định số 34/2017/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2017 và Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 mức tăng này do Bộ Công Thương quyết định điều chỉnh.
  • Trên cơ sở mức giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh, giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện được điều chỉnh trong phạm vi +/- 2% so với tỷ lệ được quy định tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg;
3. Độ tin cậy cung cấp điện, tự động hóa trong quản lý vận hành
3.1 Độ tin cậy cung cấp điện
Chỉ số SAIFI, SAIDI giai đoạn 2012 - 2010
Chỉ số độ tin cậy Năm
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
SAIFI (lần) 22.31 16.22 10.80 6.72 5.11 3.02 1.57 0.77 0.59
SAIDI (phút) 2988 1974 1285 720 514 232.2 124.17 58.45 44
 
Chỉ số SAIFI, SAIDI năm 2021
Chỉ số độ tin cậy Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Chỉ tiêu 2021
SAIFI (lần) 0.03 0.05 0.11 0.16 0.21 0.24 0.28 0.33 0.40 0.44 0.49   0.60
SAIDI (phút) 2 3 8 12 15 16 18 21 26 31 35   97
 

(Giá trị tích lũy)

 

3.2 Tự động hóa trong quản lý vận hành lưới điện:

 

Hệ thống SCADA và hệ thống khai thác dữ liệu đo đếm từ xa (AMR) của 100% các trạm biến áp phân phối (27.741 trạm biến áp) phát hiện ngay lập tức việc mất điện.

3.3 Tự động tái lập mất điện:
  • Tự động hóa lưới điện: sử dụng chức năng FDIR (phát hiện lỗi, cách ly và phục hồi) của hệ thống SCADA/DMS (Alstom GE) và phần mềm DAS.
  • Kết quả thực hiện đến hết năm 2018:
    • Tỉ lệ tuyến dây trung thế được điều khiển từ xa: 80% (tỉ lệ lũy kế)
    • Tỉ lệ tuyến dây trung thế vận hành tự động: 20% (tỉ lệ lũy kế)
  • Kết quả thực hiện đến hết năm 2019:
    • Số lượng thiết bị đóng cắt có chức năng SCADA đã được lắp đặt: 1,200 Recloser, 192 RMU, 323 LBS (lũy kế).
    • Tỉ lệ tuyến dây trung thế được điều khiển từ xa: 100% (tỉ lệ lũy kế)
    • Tỉ lệ tuyến dây trung thế vận hành tự động: 30% (tỉ lệ lũy kế)

Hệ thống SCADA/DMS tại Trung tâm Điều độ hệ thống điện của EVNHCMC

Sơ đồ đơn tuyến FDIR điển hình của Công ty Điện lực trực thuộc EVNHCMC

 

3.4 Hệ thống GIS cho công tác kiểm tra bên ngoài (sử dụng máy tính bảng):

 

 

3.5 Hệ thống GIS cho quản lý lưới điện (tích hợp SCADA/DMS)

 

 

3.6 Hệ thống GIS cho quản lý mất điện (Ghi chú: Tuyến dây mất điện màu đỏ):